top of page

Series Tiếng Anh tương tác theo chủ đề cho mẹ và bé thứ 4 hàng tuần - chủ đề Body Parts (Bộ phận cơ thể)

Tháng 9 này, series tiếng Anh của DTSN tiếp tục mang đến trải nghiệm học tập độc đáo với chủ đề "Body Parts" (Bộ phận cơ thể). Đây là cơ hội tuyệt vời để các bé và phụ huynh cùng nhau khám phá cơ thể con người bằng tiếng Anh, giúp trẻ vừa nâng cao vốn từ vựng, vừa hiểu rõ hơn về cơ thể của mình. Thông qua các hoạt động tương tác thú vị, các gia đình sẽ cùng nhau xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc, đồng thời tạo ra những khoảnh khắc gắn kết đáng nhớ trong hành trình học tập song ngữ.


Xin chào cả nhà!


Trường học đã chính thức mở cửa, chào mừng các con quay lại trường lớp với những hoạt động thú vị bên thầy cô và bạn mới. Chúc các con một mùa tựu trường vui vẻ, chúc các bố mẹ một mùa trải nghiệm học tập thú vị cùng các con.


Mình là Giàu - mẹ của hai bé trai song sinh sắp chạm 4 tuổi (bé Nếp và bé Tissot) sẽ đảm nhận vai trò Kiểm duyệt viên kế nhiệm mẹ Chí. Cảm ơn mẹ Chí nói riêng và tất cả các mẹ ở đây nói chung đã và đang truyền cảm hứng, cổ vũ nhau trên hành trình dạy trẻ song ngữ này. Mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau tạo nên những bầu không khí vui tươi trong các hoạt động Vocab Series này.


Rồi chúng ta bắt đầu nào!


Tuần 1: Học chủ đề “Body parts”


Mẹ tra lại cách phát âm trong từ điển Cambridge nếu có từ nào mẹ thấy không chắc chắn về cách đọc nhé.


Từ vựng


  1. Head

  2. Hair

  3. Eye

  4. Ear

  5. Nose

  6. Mouth

  7. Hand

  8. Finger

  9. Shoulder

  10. Leg

  11. Arm

  12. Foot

  13. Toe



Nhiệm vụ của mẹ


1. Luyện phát âm theo bộ bài học đã được admin chuẩn bị trong ứng dụng Elsa Speak TẠI ĐÂY.


Câu hỏi tương tác với con

  1. What do you have on your face?

  2. Can you show me?

  3. What are they?

  4. What do you have on your body?

  5. Can you show me?

  6. What are they?


2. Hoạt động mẹ tương tác cùng con


Mẹ chủ động chọn 1 trong các hoạt động sau:


- Trò chơi 1: Hát và nhảy múa cùng con theo bài hát “Head, shoulders, knees and toes”. Link bài hát https://youtu.be/RuqvGiZi0qg?si=7eV5hJVStRKF9oLP


- Trò chơi 2: Hoạt động thủ công

  • Làm mặt với trái cây và đĩa. Cắt trái cây và cùng sáng tạo, tạo ra hình mặt người tuỳ thích.

  • Làm mặt người từ đĩa giấy, bút màu và vật dụng trang trí.

  • Kiếm 1 tờ giấy to. Để trẻ nằm lên và vẽ viền xung quanh trẻ. Sau đó cho trẻ trang trí tự do toàn bộ cơ thể. Trong lúc chơi, hỏi trẻ lại những từ vựng về cơ thể.


- Trò chơi 3: Xúc xắc cơ thể: Mẹ cắt hình xúc xắc ra, sau đó làm thành hình xúc xắc. Cùng con tung xúc xắc lên. Ai tung được hình nào phải nói tên của bộ phận đó lên. Đây là cách để trẻ ghi nhớ từ vựng rất tốt. Mẹ lấy link để in TẠI ĐÂY


Tuần 2: Chủ đề “Body’s abilities" - Khả năng của cơ thể


Tuần này chúng ta sẽ xem khả năng của cơ thể có thể làm được gì nhé. Chúng ta sẽ đứng lên hoạt động chân tay một tí, khuấy động không khí trong nhà, tăng cường sức sáng tạo của mẹ và bé.


Các hoạt động do DTSN đề xuất luôn gắn liền với đời sống thực tế để các mẹ có thể “sống”và “tận hưởng” thời gian lớn lên cùng con. Hãy cùng nhau là những người tạo ra ký ức và lưu giữ ký ức tuổi thơ cùng con nhé.


Mẹ tra lại cách phát âm trong từ điển Cambridge nếu có từ nào mẹ thấy không chắc chắn về cách đọc nhé.


Từ vựng


  1. Hear: nghe

  2. Touch: chạm

  3. Smell: ngửi

  4. Taste: nếm

  5. See: thấy

  6. Sit: ngồi

  7. Stand: đứng

  8. Jump: nhảy

  9. Tap: vỗ

  10. Bend: uốn cong

  11. Move: di chuyển

  12. Clap: vỗ tay

  13. Walk: đi bộ



Nhiệm vụ của mẹ


1. Luyện phát âm theo bộ bài học đã được admin chuẩn bị trong ứng dụng Elsa Speak TẠI ĐÂY.


Câu hỏi tương tác với con

What you can do with your body?

Can you clap your hands?

Can you walk slowly?

What do you do with your eyes/your nose/ ears/ mouth?


2. Hoạt động củng cố từ vựng


Mẹ và bé chọn một trong các hoạt động dưới đây:


- Trò chơi 1: Đọc sách & hát: Đọc sách cùng con với quyển sách From head to toe của Eric Cale. Các mẹ có thể cùng đọc với con và tập shadowing nhé. Chúng mình để kèm link một số bài hát, các mẹ cùng hát và vận động thêm với con nhé.



- Trò chơi 2: Simon says


Đây là trò chơi rất phổ biến trong học ngôn ngữ. “Simon says” giúp mọi người giải trí, vui chơi, ngoài ra còn có thể áp dụng giúp mọi người học tiếng anh. Khi chơi Simon says, mọi người không chỉ học nhớ từ vựng mà còn luyện được khả năng nghe và kích thích khả năng phản xạ với ngoại ngữ. Cách thức như sau :

  • Tìm một người làm quản trò

  • Quản trò nói ra một hành động rồi mọi người chơi thực hiện hành động đó. Người quản trò phải nói “Simon says” thì người chơi mới làm theo và đứng yên khi họ không nói “Simon says”.

  • Nếu làm sai thì có thể phải chịu phạt theo quy định của quản trò ví dụ như đứng lên ngồi xuống hoặc hát một bài ca bất kỳ.

  • Mẹ có thể làm mẫu trước cho con hiểu. Mẹ cố gắng nói những câu liên quan tới chủ đề tuần này nhé . Vd : Simon says “Put your hand on your belly”/ “Sit down”/“stand up”...

  • Mẹ đổi vai trò quản trò cho trẻ.


- Trò chơi 3 : Các hoạt động cho 5 giác quan. Các hoạt động dưới đây được biên soạn theo các hoạt động Montessori.


1) Hoạt động thính giác


- Bỏ các loại hạt (gạo, đậu, hạt bắp, muối, nút áo nhỏ, v.vv) vào các chai nhựa yakult hoặc chai nhựa/chai thuỷ tinh/ lõi giấy vệ sinh ..v.vv miễn sao trẻ không nhìn qua được và sau đó đổ bịt lại. Làm hai lọ âm thanh giống nhau và đánh dấu vào 2 lọ giống nhau dưới đáy lọ.


- Lưu ý: nên để số lượng hơi nhiều một chút, để hạt ít & lọ rỗng sẽ gây nhiều tiếng ồn. Cẩn thận bịt lọ cẩn thận vì khi lắc mạnh có thể bị bung ra.


- Sau đó hỏi trẻ tìm 2 chai nào lắc lên nghe giống nhau .


- Câu hỏi : "Can you find two bottles that sound the same?"


2) Hoạt động khứu giác


- Bỏ bông gòn thấm các mùi trong nhà bạn có thể tìm được (chanh, sả, gừng, hạt cà phê hoặc có thể đập giập các loại rau thơm để vào bông gòn) vào các chai nhựa yakult hoặc chai nhựa/chai thuỷ tinh/ lõi giấy vệ sinh ..v.vv miễn sao trẻ không nhìn qua được và sau đó đổ bịt lại. Làm hai lọ khứu giác giống nhau và đánh dấu 2 lọ giống nhau vào dưới đáy lọ.


- Lưu ý: Nên làm từ 2-5 cặp, đừng làm nhiều mùi quá sẽ gây loạn cho trẻ. Nên dùng mùi tự nhiên, mùi hoá chất ngửi nhiều sẽ bị nhức đầu.


- Sau đó, để trẻ mở nắp hộp & hỏi trẻ tìm 2 chai nào ngửi mùi giống nhau. Nếu tên của các thực vật phức tạp (như tên của rau mùi), không cần giới thiệu tên của mùi.


- Câu hỏi : "Can you find two bottles that smell the same?"


3) Hoạt động vị giác


- Lấy 8 cái chén/bát nhỏ, pha 2 cặp chén/ bát có vị giống nhau. Chúng ta có thể pha nước với muối, đường, giấm, khổ qua (luộc lên lấy nước, pha với nước cho loãng, để màu nước khổ qua không quá khác biệt với 6 chén kia).


- Lưu ý : không pha đậm vị quá vì trẻ có giác quan rất nhạy.


- Sau đó, cho trẻ cái muỗng /thìa để nếm & hỏi trẻ tìm 2 chén nào có vị giống nhau 


- Câu hỏi : "Can you find two bols that taste the same?""Có thể giới thiệu /nhắc lại tên của các vị : sweet, sour, bitter, salty.


4) Hoạt động xúc giác 

- Tìm một túi trẻ không nhìn thấy được. Để vào trong túi một số vật mà trẻ cảm nhận được sự khác nhau của bề mặt: mềm (miếng vải), lạnh ( cái muỗng có thể để 1 chút trong tủ lạnh trước khi chơi), cứng (miếng gỗ đồ chơi, lego), nhẹ (bông gòn), nặng (ổ khoá), nóng (có thể luộc quả trứng và để còn ấm ấm)…


- Sau đó nói trẻ sờ vào túi mà không nhìn, hỏi trẻ tìm vật mà bạn muốn. Câu hỏi ví dụ: "Can you find something soft and give it to me please?"


5) Hoạt động thị giác


- Lấy 3 màu nước : đỏ, vàng, xanh dương cùng với một vài cái cọ.


- Pha màu đỏ + vàng = cam, đỏ + xanh dương = tím, xanh dương + vàng = xanh lá. 


- Lưu ý : có thể làm bẩn sàn nhà và quần áo


- Giới thiệu cho trẻ : Do you know that we can create a new color by mixing 2 colours together? Let’s do it.


Mời các mẹ thỏa sức sáng tạo cùng các bé!


Tuần 3: Học chủ đề "All about me"- Tất cả về tôi


Mẹ tra lại cách phát âm trong từ điển Cambridge nếu có từ nào mẹ thấy không chắc chắn về cách đọc.


Từ vựng & mẫu câu: All about me


  1. My name is….

  2. I am…. years old

  3. I have black eyes and black hair. I love myself.

  4. My family has…. My mother is… My father is….

  5. I love/like to….


Câu hỏi tương tác với con:


  1. Can you tell me about yourself? What’s your name? How old are you?

  2. What do you like to do at home? What do you want to eat?

  3. Can you tell me about your family?



Nhiệm vụ của mẹ


1. Giới thiệu về bản thân, quay video để cùng tập nói với con nhé.


2. Hoạt động củng cố từ vựng

Mẹ và bé chọn một trong các hoạt động dưới đây:


- Trò chơi 1: Đọc sách và hát


- Trò chơi 2: Tập giới thiệu cùng con

Cha mẹ tập cùng con giới thiệu về bản thân: tên, tuổi, sống ở đâu, sở thích, giới thiệu về gia đình...


Mở rộng: Cho trẻ đổi vai & giới thiệu anh chị em trong gia đình.


- Trò chơi 3: Làm cuốn sổ về bản thân


Cho trẻ tự làm một cuốn sổ về bản thân trẻ. Mẹ in ra, cho trẻ trang trí, làm và dán vào 1 cuốn tập/vở hoặc bấm ghim lại các tờ giấy đã làm xong.

  • Tên trẻ, tuổi, chiều cao, cân nặng

  • Chân dung tự vẽ, dấu bàn chân, dấu bàn tay

  • Sở thích : thích ăn gì, chơi gì, đọc sách gì…Mẹ có thể tìm hình trên google, in ra để cho trẻ tự cắt dán.

  • Gia đình trẻ : cha mẹ, anh chị em


Tuần 3 có vẻ là cơ hội để các mẹ gắn kết tình cảm với các chàng trai, cô gái nhỏ của chúng ta các mẹ ạ. Mời các mẹ trổ tài!


Tuần 4: Học chủ đề “Emotion” - Cảm xúc


Mẹ tra lại cách phát âm trong từ điển Cambridge nếu có từ nào mẹ thấy không chắc chắn về cách đọc.


Học từ vựng


  1. Happy: Vui vẻ

  2. Sad: Buồn

  3. Angry: Giận dữ

  4. Confused: Lúng túng

  5. Afraid: E ngại

  6. Fear: Sợ hãi

  7. Calm: Bình tĩnh

  8. Love: yêu thương

  9. Nervous: Hồi hộp

  10. Excited: Hào hứng

  11. Silly: Khờ dại


Câu hỏi tương tác với con

  1. How do you look like when you are happy/sad/silly…?

  2. When you have good/bad feeling, we can talk about it? Let’s me show you.

  3. When I am happy, I will sing a song.

  4. When I'm angry, I need to calm down and go to my calm down corner.

  5. When I'm sad, I need you to hug me….



Nhiệm vụ của mẹ


1. Luyện phát âm theo bộ bài học đã được admin chuẩn bị trong ứng dụng Elsa Speak TẠI ĐÂY


Mẹ trò chuyện với con về các cảm xúc cơ bản. Hướng dẫn, làm mẫu cho con khi con có cảm xúc tiêu cực thì mình sẽ ngồi vào “Góc bình yên/ góc bình tĩnh/ góc tĩnh lặng” để cho cảm xúc tiêu cực qua đi (cho trẻ từ 3 tuổi trở lên).


2. Hoạt động củng cố


- Trò chơi 1: Đọc sách & hát


- Trò chơi 2: Thủ công: Cùng con nặn đất sét và ôn lại những từ vựng chỉ cảm xúc.


- Trò chơi 3: Đóng kịch


Cả nhà cùng chơi với nhau. Mẹ làm gương mặt cảm xúc và hỏi con tên của cảm xúc mẹ đang thể hiện trên gương mặt. Tương tác: "Can you tell me how do I feel now?” “What should I do?”. Đổi vai với con


- Trò chơi 4: Xây dựng góc quản lý cảm xúc


Cùng xây dựng một góc để lấy lại bình tĩnh cho trẻ. Giúp trẻ hiểu khi con có cảm xúc tiêu cực, con có thể làm những hoạt động trong góc này để cho cảm xúc tiêu cực qua đi. Bạn có thể để một vài hoạt động trong 1 rổ nhỏ như bong bóng, sách, đồ bóp, tô màu Mandala… để giúp trẻ giải tỏa căng thẳng.


- Trò chơi 5: Quan sát cảm xúc của người khác


Có thể tìm các tờ báo, tạp chí, sách hoặc đi ra ngoài và hỏi trẻ nhân vật nào đó đang có thái độ gì? Trò chơi này giúp trẻ nhận diện được cảm xúc của người thật việc thật & củng cố thêm từ vựng.


Giúp trẻ quản lý cảm xúc tiêu cực là điều không dễ. Ban đầu sẽ rất khó làm và trẻ sẽ chưa hợp tác. Chúng ta cứ làm từ từ và hướng dẫn trẻ từng chút một. Hy vọng qua hoạt động tuần này, gia đình sẽ xây dựng được cho mình thói quen để quản lý cảm xúc một cách tích cực hơn.


Không chỉ các bé cần quản lý cảm xúc mà những người làm bố mẹ chúng ta cũng rất cần đấy ạ. Vì vậy các mẹ hãy cùng các bé trải nghiệm và chia sẻ cảm nhận sau mỗi trò chơi với DTSN nhé.


Không chỉ giúp bé làm quen với từ vựng tiếng Anh, chủ đề "Body Parts" còn giúp bé yêu thương cơ thể mình hơn. Hãy cùng bé chơi trò chơi đóng vai, hát những bài hát vui nhộn về các bộ phận cơ thể để bé khám phá thế giới xung quanh một cách thú vị ba mẹ nhé!x

11 views0 comments
bottom of page