Hôm nay mình lại được "đi học”. Đây là lớp học training trực tiếp bởi thầy Ernest Wong - một chuyên gia giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên đến từ Singapore.
Một năm chỉ có 3 - 4 đợt thầy về Việt Nam để training trực tiếp cho các em trong 2 ngày. Để trở thành học trò của thầy trong khóa coaching & mentor này, đa số các em và cả cha mẹ đều trải qua các bài test và phỏng vấn. Quy trình này không phải nhằm chọn ra những học sinh tài năng nhất để đào tạo, mà là tìm ra người phù hợp, có tinh thần, thái độ học hỏi một cách nghiêm túc.
Chủ đề của khóa học 2 ngày lần này là về nền tảng cần có để hoc thành công một ngôn ngữ. Mình xin được chia sẻ lại một vài điều thú vị mà thầy đã dạy cho các em học sinh hôm nay. Dù thầy giảng cho các em tiểu học, nhưng mình tin rằng nó vẫn có ích cho cả người lớn.
2 điều cơ bản cần hiểu để học một ngôn ngữ
Đó là: bản thân ngôn ngữ (language itself) và cách sử dụng ngôn ngữ (the use of language). Và theo thầy Wong, thì người học nên tập trung vào bản thân ngôn ngữ trước khi học cách ứng dụng ngôn ngữ.
Về 3 thành tố quan trọng nhất trong bản thân ngôn ngữ
pronunciation (phát âm)
grammar (ngữ pháp)
vocabulary (từ vựng)
Tại sao phát âm là yếu tố đầu tiên cần chú ý đối với một người học ngôn ngữ chứ không phải từ vựng hay ngữ pháp?
Lý do thầy đưa ra là: để nhớ được một từ một cách sâu sắc, thì bạn phải biết cách đọc của từ đó => phải phát âm được thì mới nhớ được.
Ngoài ra còn một lý do nữa, là khi bạn phát âm đúng nguyên âm, phụ âm của một từ nhưng bỏ qua âm cuối thôi, là ý nghĩa của từ đã khác hẳn. Và điều này khiến người nghe khó đoán bạn đang nói gì.
Ví dụ: 3 từ why, wife, white mà đọc không đúng âm cuối thì người nghe sẽ phải đoán xem bạn đang nói từ gì trong 3 từ trên.
Trong phát âm tiếng Anh, thì nên phát âm theo kiểu tiếng Anh nào?
Trong phần phát âm thì không chỉ có pronunciation. Bên cạnh đó còn có “Enunciation” (hay còn gọi là articulation).
Đây là quá trình phát âm rõ ràng và chuẩn xác các âm và từ trong ngôn ngữ, để thông tin truyền đạt một cách dễ hiểu và chính xác. Khi bạn enunciate, bạn tập trung vào việc làm rõ từng âm, âm tiết và từng từ một trong quá trình nói. Enunciation quan trọng để người nghe có thể hiểu rõ những gì bạn đang nói, đặc biệt là trong trường hợp bạn đang nói tiếng nước ngoài.
Tức là nếu mẹ nào cảm thấy mình không thể nói nhanh theo đúng tốc độ và cách nối âm, nuốt âm, bỏ âm, biến âm của người bản ngữ thì mình cũng có thể dùng cách enunciate để giúp con hiểu rõ điều mẹ đang nói.
Bàn về chủ đề accent
Về phần này, lời khuyên từ thầy Wong thật trùng hợp với quan điểm của Giáo sư Francois Grosjean trên trang Psychologytoday mà mình chia sẻ hôm trước.
Thầy Wong khuyên rằng, khi học tiếng Anh thì hãy học pronunciation tiêu chuẩn hay còn gọi là “received pronunciation” (RP). Đây là một dạng phát âm chuẩn của tiếng Anh Anh Quốc. Nó thường được sử dụng làm tiêu chuẩn trong các tình huống chính trị, giáo dục, truyền thông và nhiều lĩnh vực khác ở Anh Quốc. RP là một phong cách phát âm ổn định, đặc trưng bởi cách phát âm âm và từ chuẩn, gần gũi với văn hóa và lịch sử ngôn ngữ Anh Quốc.
Như bản thân thầy Ernest Wong là một người đa ngôn ngữ: thầy thông thạo tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Malaysia, thầy còn giao tiếp được tiếng Indonesia, tiếng Nhật. Và tiếng Anh của thầy cũng mang accent của Sing chứ không phải theo accent Anh - Anh dù thầy học theo RP.
Etymolgogy - muốn học sâu hãy tìm hiểu nguồn gốc của từ
Thuật ngữ "etymology" (nguồn gốc từ) ám chỉ việc nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử của từ, cũng như những thay đổi về ý nghĩa và hình thức, hay cách phát âm của từ đó theo thời gian khi được sử dụng bởi các văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.
Ngành etymology cố gắng giải đáp những câu hỏi như: - Một từ hay một cụm từ cụ thể bắt nguồn từ đâu? - Cách viết và cách phát âm của nó đã thay đổi ra sao qua thời gian? - Ý nghĩa của nó đã thay đổi từ việc sử dụng ban đầu ra sao? - Từ đó đã được mượn hoặc điều chỉnh bởi các ngôn ngữ và văn hóa khác nhau như thế nào?
Ví dụ, chính từ "etymology" cũng xuất phát từ từ tiếng Hy Lạp "etymon," có nghĩa là "ý nghĩa thực sự," và "logia," nghĩa là "nghiên cứu" hoặc "diễn thuyết." Từ "etymology" trong tiếng Anh có nghĩa đen là việc nghiên cứu về ý nghĩa thực sự hoặc nguồn gốc của các từ.
Hôm nay thầy Wong đã cho các bé làm một bài tập tìm câu chuyện đằng sau một số từ quen thuộc, và mình rất ngạc nhiên vì bản thân cũng chưa từng biết đến nguồn gốc của nó lại thú vị như vậy.
Ví dụ như từ sandwich - bánh mì kẹp thịt trong tiếng Anh có nguồn gốc rất buồn cười.
Từ "sandwich" xuất phát từ câu chuyện về John Montagu, người đầu tiên được ghi nhận sử dụng 2 lát bánh mì kẹp thịt ở giữa để ăn cho nhanh thay vì dùng dao, dĩa. John Montagu, người thứ 4 của Bá tước vùng Sandwich, là một nhà chính trị và người đam mê chơi bài. Theo câu chuyện, ông đã nghĩa ra việc đặt một lớp thịt ở giữa hai lát bánh mì để có thể ăn trong khi vẫn tiếp tục chơi bài mà không bị gián đoạn việc chơi. Hành động này đã tạo ra một kiểu ăn độc đáo, và từ đó mà từ "sandwich" ra đời, đặt theo tên của ông.
Từ "sandwich" không chỉ thể hiện hành động xếp thức ăn giữa hai lát bánh mì, mà còn đã trở thành một từ thông dụng để chỉ loại thức ăn này. Từ này cũng đã được mượn vào nhiều ngôn ngữ khác với cùng ý nghĩa.
Về mặt ngôn ngữ học, từ "sandwich" không có nguồn gốc từ một từ ngoại lai hoặc ngôn ngữ cổ, mà nó thực sự được tạo ra từ câu chuyện và cách người ta sử dụng nó trong tiếng Anh hàng ngày.
Bạn thử tra “the story of the word “sandwich” và đọc câu chuyện đầy đủ nhé.
Ngành etymology là một lĩnh vực quan trọng của ngôn ngữ học và cung cấp thông tin quý báu về sự phát triển và sự liên kết giữa các ngôn ngữ qua lịch sử. Nó cũng là một cách thú vị để khám phá ngữ cảnh văn hóa và lịch sử đứng sau những từ chúng ta sử dụng hàng ngày.
Có thể bạn quan tâm: