Sau khi học xong các chủ đề về cơ thể và vận động, tuần này chúng ta sẽ ôn lại một số mẫu câu quen thuộc để miêu tả và nói về bản thân nhé. Mục đích là để trẻ nhận thức được bản thân của mình, yêu những gì trẻ có và những thứ xung quanh trẻ. Ngoài ra, chúng ta sẽ mở rộng một chút dạy trẻ về việc gọi tên cảm xúc, hướng dẫn trẻ xử lý những cảm xúc tiêu cực.
Week 3 - Task 3: Học chủ đề "All about me"- Tất cả về tôi
Từ vựng & mẫu câu: All about me
1) My name is….
2) I am…. years old
4) I have black eyes and black hair. I love myself.
5) My family has…. My mother is… My father is….
6) I love/like to….
Câu hỏi tương tác với con:
Can you tell me about yourself? What’s your name? How old are you?
What do you like to do at home? What do you want to eat?
Can you tell me about your family?
Nhiệm vụ của mẹ: Giới thiệu về bản thân, quay video để cùng tập nói với con nhé.
Hoạt động củng cố
Trò chơi 1: Đọc sách & hát
Sách: I like myself https://www.youtube.com/watch?v=6pJblJecPuk
Bài hát:
Trò chơi 2: Tập giới thiệu cùng con
Cha mẹ tập cùng con giới thiệu về bản thân : tên, tuổi, sống ở đâu, sở thích, giới thiệu về gia đình...
Mở rộng: Cho trẻ đổi vai & giới thiệu anh chị em trong gia đình.
Trò chơi 3: Làm cuốn sổ về bản thân
Cho trẻ tự làm một cuốn sổ về bản thân trẻ. Mẹ in ra, cho trẻ trang trí, làm và dán vào 1 cuốn tập/vở hoặc bấm ghim lại các tờ giấy đã làm xong.
Tên trẻ, tuổi, chiều cao, cân nặng
Chân dung tự vẽ, dấu bàn chân, dấu bàn tay
Sở thích : thích ăn gì, chơi gì, đọc sách gì…Mẹ có thể tìm hình trên google, in ra để cho trẻ tự cắt dán.
Gia đình trẻ : cha mẹ, anh chị em
Có thể bạn quan tâm:
Week 4 - Task 4: Học chủ đề “Emotion” - Cảm xúc
Mẹ tra lại cách phát âm trong từ điển Cambridge nếu có từ nào mẹ thấy không chắc chắn cách đọc nhé.
1) Happy
2) Sad
4) Angry
5) Confused
6) Afraid
7) Fear
8) Calm
9) Love
10) Nervous
11) Excited
12) Silly
Câu hỏi tương tác với con:
How do you look like when you are happy/sad/silly…?
When you have good/bad feeling, we can talk about it? Let’s me show you. When I am happy, I will sing a song. When I m angry I need to calm down and go to my calm down corner. When I m sad, I need you to hug me….
Nhiệm vụ của mẹ:
Mẹ ghi ra phiên âm và cùng tập phát âm cho đúng các từ chỉ cảm xúc nhé.
Mẹ trò chuyện với con về các cảm xúc cơ bản. Hướng dẫn, làm mẫu cho con khi con có cảm xúc tiêu cực thì mình sẽ ngồi vào “ Góc bình yên/ góc bình tĩnh/ góc tĩnh lặng” để cho cảm xúc tiêu cực qua đi (cho trẻ từ 3 tuổi trở lên).
Hoạt động củng cố
Trò chơi 1: Đọc sách & hát
Sách: The color monster https://www.youtube.com/watch?v=h1h34CdQNV0
Bài hát: This is a happy face https://www.youtube.com/watch?v=lQZX1IIAnLw
Trò chơi 2: Thủ công và làm bài trong file được tặng
Cùng con nặn đất sét và ôn lại những từ vựng chỉ cảm xúc.
Trò chơi 3: Đóng kịch
Cả nhà cùng chơi với nhau
Mẹ làm gương mặt cảm xúc và hỏi con tên của cảm xúc mẹ đang thể hiện trên gương mặt. Tương tác: "Can you tell me hơ do I feel now?” “What should I do ?”
Đổi vai với con
Trò chơi 4: Xây dựng góc quản lý cảm xúc
Cùng xây dựng một góc để lấy lại bình tĩnh cho trẻ. Giúp trẻ hiểu khi con có cảm xúc tiêu cực, con có thể làm những hoạt động trong góc này để cho cảm xúc tiêu cực qua đi. Bạn có thể để một vài hoạt động trong 1 rổ nhỏ như bong bóng, sách, đồ bóp, tô màu Mandala….để giúp trẻ giải toả căng thẳng.
Trò chơi 5: Quan sát cảm xúc của người khác
Có thể tìm các tờ báo, tạp chí, sách hoặc đi ra ngoài và hỏi trẻ nhân vật nào đó đang có thái độ gì? Trò chơi này giúp trẻ nhận diện được cảm xúc của người thật việc thật & củng cố thêm từ vựng.
Trò chơi 6: Xây dựng góc quản lý cảm xúc
Cùng xây dựng một góc để lấy lại bình tĩnh cho trẻ. Giúp trẻ hiểu khi con có cảm xúc tiêu cực, con có thể làm những hoạt động trong góc này để cho cảm xúc tiêu cực qua đi. Bạn có thể để một vài hoạt động trong 1 rổ nhỏ như bong bóng, sách, đồ bóp, tô màu Mandala… để giúp trẻ giải toả căng thẳng.
Link tài liệu : https://drive.google.com/drive/folders/1ZL0riBV_Gj0FyNQzqu_Ju_9KTb__HROc?usp=sharing
Quản lý cảm xúc là một đề tài khó thực hiện ngay cả đối với người lớn. Khi chúng ta có cảm xúc tiêu cực như nóng giận, chán nản, buồn bã, chúng ta có thể làm những việc hoặc hành động ngớ ngẩn, ấu trĩ gây tổn thương cho người khác.
Có một điều, có lẽ nhiều người chưa biết đó là cảm xúc sẽ mau chóng qua đi và việc của chúng ta là hãy để cho cảm xúc lắng dịu lại. Để làm được điều đó, chúng ta nên tách mình ra khỏi môi trường, tránh làm những điều không hay. Tạo một góc nhỏ để giải tỏa là một trong những cách giúp chúng ta ngay lập tức lắng dịu được cảm xúc.
Giúp trẻ quản lý cảm xúc tiêu cực là điều không dễ. Ban đầu sẽ rất khó làm và trẻ sẽ chưa hợp tác. Chúng ta cứ làm từ từ và hướng dẫn trẻ từng chút một.
Hy vọng qua hoạt động tuần này, gia đình sẽ xây dựng được cho mình thói quen để quản lý cảm xúc một cách tích cực hơn. Bạn hãy làm thử và hướng dẫn con nhé.